Chất liệu cho vào lò nướng
Một lưu ý quan trọng các bạn cần nắm rõ là không nên cho vào lò nướng những chất liệu như hộp xốp, hộp nhựa hay túi nilong để đựng thức ăn vì đây là những đồ không có khả năng chịu nhiệt cao và kém an toàn cho sức khỏe con người. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng khuôn hoặc khay nướng được làm bằng gang, nhôm hoặc inox chịu nhiệt để đựng thức ăn khi sử dụng lò nướng.
Đặt lò nướng ở nơi hợp lý
Lò nướng không nên đặt ở những nơi gần bếp gas và các vật dễ cháy như giấy hoặc rèm cửa, khăn,… Bạn cũng không nên đặt lò nướng ở những nơi ẩm ướt như bồn rửa bát nếu không muốn chiếc lò bị gặp các sự cố và cháy nổ và điện.
Vị trí lý tưởng để đặt lò nướng là nên để ngang với tầm mắt của chúng ta. Việc này giúp chúng ta quan sát thức ăn bên trong một cách dễ dàng, đồng thời dễ thực hiện những thao tác sử dụng lò cũng như tránh xa được tầm tay trẻ em. Vị trí cách tường nên là 10cm để tránh ẩm mốc, giúp lò tản nhiệt tốt từ đó nâng cao tuổi thọ lò nướng.
Điều chỉnh chế độ nướng sao cho phù hợp với từng món ăn khác nhau
Với mỗi món ăn khác nhau sẽ có những mức độ điều chỉnh chế độ nướng khác nhau. Ví dụ, có món ăn yêu cầu nướng lửa dưới nhưng cũng có món ăn yêu cầu nướng lửa trên. Có món ăn lại bắt buộc bạn phải nướng hai lửa như món xiên quay chẳng hạn. Nếu cài đặt mức độ nướng chuẩn, bạn sẽ tiết kiệm được kha khá nguồn nhiệt và tránh tình trạng thức ăn không chín đều.
Bật trước lò nướng
Không phải ai cũng biết đến lưu ý bật trước lò nướng tối thiểu khoảng 10 – 15 phút. Cách này sẽ giúp cho thức ăn của bạn chín đều hơn thông qua việc tạo được nhiệt độ ổn định bên trong lò nướng. Trong quá trình nướng bạn cũng cần hạn chế mở cửa lò nếu không muốn nhiệt độ bị thất thoát gây ảnh hưởng đến món ăn.
Thường xuyên vệ sinh lò nướng
Lò nướng cần được vệ sinh thường xuyên để đẩy lùi và xóa bay những vết bẩn như dầu mỡ, gia vj bám vào thành và khoang lò.