Thiết kế của DJI Mavic Pro rõ ràng cao cấp và bắt mắt hơn rất nhiều so với các loại flycam khác. Cấu trúc vững chắc và các cánh quạt giảm tiếng ồn giúp chiếc flycam chính hãng DJI này hoạt động cực kỳ êm. Bộ đèn LED công suất cao giúp người chơi dễ dàng điều khiển trong đêm tối và phân biệt chướng ngại vật. Thế nhưng nếu đặt lên bàn cân thì Mavic Pro có vẻ lại yếu thế hơn. DJI Mavic Pro có lớp vỏ nhỏ hơn, sáng bóng như DJI Spark; khuôn của Mavic Air nhỏ gọn và tinh tế hơn nên việc di chuyển trong môi trường chật hẹp trở nên dễ dàng hơn. Camera và gimbal điện tử chắc chắn cũng là một lợi thế của Mavic Air so với Mavic Pro.
So sánh thiết kế của DJI Mavic Air và DJI Mavic Pro
Trong một vài tử nghiệm, ở chế độ thể thao, cả Mavic Air và Mavic Pro đều có khả năng bay với tốc độ cực đại 40 dặm trên giờ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, tốc độ bay của drone phụ thuộc rất nhiều vào cách mà bạn sử dụng công cụ điều khiển:
Tay điều khiển Mavic Pro
Điều khiển bằng Smartphone: Mavic Pro sẽ đạt vận tốc tối đa 7 dặm trên giờ (đã tích hợp tính năng tránh vật cản) và Mavic Air sẽ đạt tốc độ 20 dặm trên giờ. Điều đó có nghĩa là Mavic Air sẽ là một lựa chọn tốt hơn nếu bạn chỉ muốn sử dụng smartphone để điều khiển flycam.
Tay điều khiển Mavic Air
Điều khiển bằng tay điều khiển: Nếu bạn là tay chơi thích sử dụng bộ điều khiển chuyên dụng, Mavic Pro lại có lợi thế mạnh mẽ hơn với tốc độ bay lên tới 30 dặm trên giờ (chưa tích hợp tính năng tránh vật cản). Mavic Air có thiết kế gimbal gần giống với Spark, và do đó, nó có phạm vi hoạt động khá hạn chế. Chiếc drone này chỉ có thể bay với tốc độ 20 dặm trên giờ theo hướng bất kỳ trước khi gimbal đạt đến giới hạn của nó. Cách duy nhất để đạt vận tốc nhanh hơn là bay ngược trở lại.
Dù thời lượng pin phụ thuộc nhiều vào yếu tố ngoại cảnh, xét một cách tương đối, DJI Mavic Pro vẫn dẫn trước DJI Mavic Air với chỉ số nhỉnh hơn khá nhiều. Trong khi Mavic Pro trôi lơ lửng với thời gian tối đa là 23 phút thì thời gian bay của Mavic Air chỉ ở mức 18 phút.
Pin của Mavic Pro và Mavic Air
DJI Mavic Pro có hai mặt camera dùng để phát hiện và vượt chướng ngại vật. Ngoài ra, còn có hai camera hướng xuống để tránh chướng ngại vật khi hạ cánh. Các máy ảnh này gửi dữ liệu đến bộ xử lý đặc biệt trên drone để xây dựng một bản đồ 3D về môi trường xung quanh nó. Khả năng vượt chướng ngại vật của Mavic Pro hoạt động ở hầu hết các chế độ ngoại trừ chế độ thể thao. Bên cạnh đó, chức năng vượt chướng ngại vật của Mavic Pro chỉ hoạt động tốt khi bạn bay về phía trước, còn nếu bạn đang bay nghiêng hoặc lùi, hoạt động của các cảm biến sẽ có vấn đề.
Cảm biếm của Mavic Pro
Khắc phục điểm yếu này của đàn anh, DJI Mavic Air có thêm hai máy quay ở mặt sau. Điều này có nghĩa bây giờ bạn có thể bay lùi mà không sợ rằng chiếc máy bay drone của mình sẽ va chạm vào bất cứ thứ gì! Tuy nhiên, tính năng mới tạo nên sự khác biệt thật sự cho Mavic Air chính là hệ thống hỗ trợ nâng cao khả năng bay APAS (Advanced Pilot Assistance System). Trong khi bay về phía trước, thay vì phải dừng lại khi chướng ngại vật xuất hiện, Mavic Air sẽ bay sang trái, phải, hoặc lên để tránh và tiếp tục hành trình. Dù DJI Mavic Air cũng có xu hướng dừng lại khi đột ngột nếu nó không thể nhìn rõ chướng ngại vật mà nó phải vượt qua, song tính năng APAS vẫn là một cải tiến so với Mavic Pro – flycam có khả năng sẽ dừng lại bất cứ lúc nào khi gặp vật cản.
Cảm biếm của Mavic Air
Do là sản phẩm DJI Mavic đầu tiên được tích hợp tính năng điều khiển bằng cảm biến cử chỉ nên DJI Mavic Pro còn bộc lộ nhiều khuyết điểm do phần cứng chưa thực sự sẵn sàng được nâng cấp. Sinh sau đẻ muộn, công nghệ của Mavic Air được tích hợp tính năng điều khiển bằng cử chỉ, được gọi là “Smart Capture” trong ứng dụng DJI Go 4. Tính năng này khá giống với chế độ cảm biến cử chỉ 3.0 nhưng với các tính năng hoàn toàn mới, gần như hoàn hảo cho tất cả các công đoạn từ cất cánh, hạ cánh, Zoom để kiểm soát khoảng cách là Palm Control để bay từ bất kỳ khoảng cách nào lên đến 20 feet.
So sánh thông số kỹ thuật của DJI Mavic Pro và DJI Mavic Air
Trong tất cả sự khác biệt giữa hai dòng flycam chính hãng DJI này, bộ điều khiển là điều duy nhất Mavic Air không thể nào sánh với Mavic Pro. Điều đầu tiên là bộ điều khiển của DJI Mavic Air không có màn hình hiển thị thông tin chuyến bay theo thời gian thực. Điều này có nghĩa là bạn không thể xem dữ liệu video của mình đã quay trong khi giữ tất cả dữ liệu chuyến bay trên bộ điều khiển. Ngoài ra, bộ điều khiển không có điểm phơi sáng ở mặt sau, ít cao su, kim loại hơn, không có cần điều khiển 5 trục (điều khiển DJI Goggles và chỉ định các chức năng tuỳ chỉnh). Thêm vào đó, Ocusync chỉ có trên Mavic Pro là một trong những hệ thống truyền dữ liệu không trực tuyến tốt nhất từ trước tới nay. Nguồn cấp dữ liệu video luôn rõ ràng lên đến 1080p, điều khiển không bao giờ bị treo với độ trễ thấp và tín hiệu hầu như rất rõ ràng. Với Ocusync, bộ điều khiển Mavic Pro cũng có thể kết nối không dây với Goggles của DJI.
So sánh tay điều khiển của DJI Mavic Pro và DJI Mavic Air
Với Mavic Air, bạn không được trải nghiệm Ocusync, thay vào đó là hệ thống nguồn cấp dữ liệu 720p ( so với 1080p của Mavic Pro), có độ trễ cao hơn, tín hiệu không đáng tin cậy. Lúc này, USB phải được kết nối với bộ điều khiển để sử dụng Goggles DJI.
Trên đây là những so sánh về một số tính năng quan trọng của hai sản phẩm flycam chính hãng DJI Mavic Pro và DJI Mavic Air. Dựa vào những phân tích trên, Boba.vn đưa ra một số gợi ý cho bạn như sau:
Bạn nên chọn Mavic Pro nếu bạn là người đam mê việc bay lượn trên không với flycam. Chiếc drone cao cấp này có thể bay nhanh hơn mà không cần đến sự di chuyển của gimbal. Mavic Pro có thời gian bay dài hơn, đáng tin cậy hơn ở khoảng cách xa hơn. Nó hoạt động trơn tru với DJI Goggles. Nguồn cấp dữ liệu video lớn với 1080p và có nhiều tùy chọn video hơn.
Trong trường hợp bạn muốn có một chiếc máy bay điều khiển từ xa nhỏ gọn nhất có khả năng chụp video 4K, hãy chọn Mavic Air. Nó có khả năng vượt chướng ngại vật tốt hơn và dễ dàng được kiểm soát bằng chiếc smartphone của bạn.
Nếu bạn còn phân vân giữa hai dòng sản phẩm này, hãy gọi đến Hotline của chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn nhé!