×Trở về trang chủ

Trước khi thực hiện một bản thu âm, lồng tiếng hoặc bài giảng bạn cần phải biết qua 7 điều sau

07-11-2017Trị Hoàng

Lồng tiếng là 1 nghề sáng tạo nhân vật thêm lần nữa với cảm xúc thụ động, như đang tự trò chuyện với màn hình bằng đủ cung bậc cảm xúc.

Người lồng tiếng trước hết phải vượt qua cảm giác một mình trong phòng thu, tự biên tự diễn. Có những câu thoại quá dài và biểu cảm giọng nói phức tạp đòi hỏi phải có kỹ thuật và kinh nghiệm lâu năm.

Để thu âm lồng tiếng được hay, người làm nghề cần phải tìm hiểu cá tính nhân vật, bước chuyển tâm lý trong vai diễn. "Không phải cứ đeo tai nghe vào và đọc theo lời, như thế chỉ gọi là 'thợ đọc'. Cần phải thể hiện tình cảm giống như nhân vật"

Người lồng tiếng còn phải luôn giữ được tiếng nói rõ ràng tròn vành rõ chữ. Dù có khóc cũng phải giữ ở mức để khán giả vừa có cảm xúc, vừa nghe được lời của nhân vật mà không bị méo mó không rõ lời.

2_633012.jpg

Bên cạnh việc tạo cảm xúc như thật cho nhân vật đài từ rõ ràng, thì việc chọn 1 chiếc micro thu âm lồng tiếng, thuyết minh bài giảng cần phải lưu ý những điểm sau:

1. Micro khi thu âm lồng tiếng phải giữ được chất giọng nguyên bản:

  • Micro thu âm lồng tiếng không giống với micro thu âm karaoke online thông thường vì yêu cầu của thu âm lồng tiếng là phải giữ được chất giọng nguyên bản của nghệ sĩ lồng tiếng

  • Nên điều kiện tiên quyết của 1 micro thu âm lồng tiếng là không làm méo giọng, ảo giọng của người lồng tiếng.

  • Để từ đó kết hợp với các hiệu ứng giả thanh từ phần mềm thu âm mà cho ra kết quả như mong muốn theo ý đồ của kịch bản và đạo diễn

2. Micro lồng tiếng phải lọc được tạp âm tốt từ phía sau

  • Micro thu âm lồng tiếng phải đảm bảo âm thanh sạch, rõ, tránh thu những âm thanh không cần thiết, âm thanh từ môi trường xung quanh

  • Âm thanh từ phía sau micro là những âm thanh không mong muốn cần hạn chế ghi âm lại để có thể cho ra 1 bản thu sạch và hoàn hảo

3. Kiểm tra âm thanh phát ra qua tai nghe

  • Tai nghe giúp cô lập âm thanh và bạn sẽ có thể nghe thấy bất kỳ vấn đề nào ảnh hưởng trong quá trình thu âm tốt hơn khi bạn nghe với loa, nên 1 chiếc micro có cổng tai nghe tích hợp sẽ vô cùng hợp lý cho việc thu âm lồng tiếng

4. Đặt micro vào đúng vị trí

  • Nếu bạn đặt micro quá gần, có thể sẽ xảy ra hiện tượng bị rè ngay cả tiếng thở của bạn cũng được ghi lại và nếu bạn có nó quá xa sẽ nhận được nhiều tiếng ồn xung quanh .

  • Bằng cách đặt micro từ 6 đến 12 inch từ người thu, bạn sẽ nhận được một giọng nói rõ nét và hãy nhớ tắt quạt nhé

5. Hãy thư giãn trước khi nói

  • Thực hành đọc kịch bản như bạn đang nói chuyện với ai đó hơn là chỉ đọc một kịch bản. Nếu bạn “ hơi rối “ hãy tạm dừng 1 chút và tiếp tục . Thật dễ dàng để cắt những đoạn không lời ra khỏi file âm thanh, không sao cả

6. Đứng lên trong khi ghi âm

  • Bạn sẽ cảm thấy năng động hơn và có thể hít thở tốt hơn. Nếu bạn ngồi hãy ngồi thẳng và đưa cằm của bạn ra ngoài để quản âm được rộng . Đừng hạ càm xuống ngực.

7. Hãy chắc chắn rằng kịch bản của bạn là dễ đọc .

  • Thực hành đọc kịch bản một vài lần để đảm bảo giọng đọc của bạn trôi chảy nhất. Tìm kiếm các từ hoặc cụm từ mà bạn có thể vấp ngã khi ghi âm.

  • Nên in kịch bản ra hơn là nhìn vào màn hình và đọc. Trường hợp phải nhìn vào màn hình nên tạo đủ không gian trắng sao cho bạn dễ nhìn nhất và nhớ bảo đảm nguồn sáng trong căn phòng

Bài viết khác trong Tin Tức Micro thu âm chuyên nghiệp

Số điện thoại liên hệ Boba.vn
Zalo Boba.vn
Facebook Boba.vn
Địa chỉ Boba.vn