Khi bạn vào phòng thu âm chắc chắn sẽ để ý đến thiết bị nhỏ gọn sound card thu âm nhưng chưa chắc biết hết được tác dụng của nó. Trước tiên hãy cùng tìm hiểu sound card là gì. Sound card âm thanh là loại thiết bị được kết nối máy tính thông qua Firewire hoặc USB hoặc cả hai. Trên thị trường có nhiều loại sound card interface từ các hãng nổi tiếng như: RME, Digidesign, Foucusrite, Roland, Motu, Avid, TC, Native Instrument, MAudio, Tascam, Akai...
Sound card thu âm 2 cổng micro, 1 cổng midi, 1 cổng guitar
Khái niệm về Soundcard thu âm l Audio Interface cơ bản nhất:
Soundcard thu âm hay Audio Interface là một thiết bị ngoại vi dùng để kết nối với máy tính của bạn,chúng có chức năng là cầu nối truyền tải các tín hiệu âm thanh từ bên ngoài vào máy tính và ngược lại.Một Audio Interface ngày nay thực hiện nhiều chức năng khác nhau,từ chức năng tiền khuếch đại ( Pre-amp),chuyển đổi tín hiệu analog thành tín hiệu số và ngược lại ( ADA converter) ,xử lí tín hiệu số (DSP-Digital signal Processor),cầu trung chuyển tín hiệu Midi vào máy tính( Midi Port),cho đến cấp nguồn phantom cho các micro Condenser hoạt động.
Bạn để ý thấy mỗi máy tính có một card âm thanh được tích hợp trong mainboard nhưng những loại sound card này chỉ có tác dụng chơi nhạc chứ không hề có tác dụng thu âm. Sound card có tác dụng lớn nhất là giúp cho âm thanh đi từ micro vào máy tính được trong và sáng hơn. Đừng lầm tưởng một chiếc mic thu âm thông thường có thể làm được điều đó mà không cần card sound nhé.
Khi muốn mua card sound cần chú ý rằng bạn cần bao nhiêu cổng hỗ trợ và thiết bị bạn mua tương thích với những phần mềm nào? Đây là loại thiết bị có độ bề khá cao không dễ bị hư hỏng nên thật cẩn thận khi mua nếu bạn không muốn phải đổi sang cái khác sớm chỉ vì không đáp ứng đủ yêu cầu công việc của mình. Bạn nên đặt ra những câu hỏi như: bạn cần bao nhiêu cổng micro, bạn có sử dụng thêm cổng nhạc cụ hay không và cuối cùng là khả năng tài chính bạn có thể chi trả cho thiết bị này. Thông thường với những phòng thu tại nhà thì 2 cổng micro+ 1 cổng nhạc cụ guitar hay cổng midi cho đàn. Còn đối với phòng thu chuyên nghiệp bạn cần chọn loại có nhiều cổng micro nhằm thu cho những band nhạc cho nhiều ca sĩ hát cùng một lúc.
Bạn cũng cần chú đến sound card của mình sẽ tương thích với loại phần mềm nào. Với phần mềm sonar nên chọn sound card Motu hoặc RME ( đây là những dòng khá đắt tiền). Còn phần mềm Cubase nên chọn Presonus, Motu, RME. Đối với phần mềm Digital Performer và Cubase trên máy Mac nên chọn Roland hoặc Foucusrite.
Nhìn vào những chức năng chính của một Audio Interface thì chúng ta có thể hình dung là Máy tính của chúng ta cũng có thể làm được,vậy vì sao chúng ta cần phải cần đến chúng,hãy cùng đi tìm nguyên do tại sao nhé!
1. Cấp nguồn cho micro Condenser:
- Phần lớn ngày nay chúng ta sử dụng micro condenser do độ nhạy cao và chi tiết hơn,micro này cần nguồn cấp phantom 48V để hoạt động,và máy tính chúng ta không có nguồn điện này.
Hầu hết Audio Interface ngày nay có chức năng cấp nguồn Phantom 48V
>>> Cục kích sóng wifi xiaomi cho phép bạn sử dụng wifi một cách thả ga không lo sợ mạng nhà mình bị yếu.
2. Tiền khuếch đại (Pre Amp )
- Các tín hiệu từ Micro Condenser chỉ là những tín hiệu điện cực nhỏ,muốn biến nó thành tín hiệu bình thường trước khi chuyển đổi thành tín hiệu số chúng ta cần khuếch đại nó lên nhiều ngàn lần,máy tính của chúng ta không làm được điều này nhưng một Audio Interface thì hầu hết có tích hợp Pre Amp đi kèm.
Chức năng Gain (Pre Amp) của một Audio Interface
3. Quá trình chuyển đổi và giải mã tín hiệu số (ADA)
- Hầu hết máy tính ngày nay đều có chức năng này,nhưng một Audio Interface chuyên nghiệp lại làm tốt hơn nhiều,đặc biệt là quá trình chuyển đổi tín hiệu Analog sang Digital (quá trình AD),chúng ta có thể hình dung việc chuyển đổi này giống như công việc vẽ lại một mẫu vật của ngành kiến trúc,trong khi chức năng đi kèm này trên máy tính giống như một chàng họa sĩ nghiệp dư cho tác phẩm nhiều sai số và chậm chạp thì Audio Interface lại là một chàng họa sĩ lành nghề nhanh gọn và chính xác,cho ra âm thanh đầy đặn và sạch sẽ hơn nhiều.
Native Instrument Complete Audio 6-Interface có bộ giải mã và chuyển đổi ADA chất lượng cao từ Circus Logic
4. Bộ xử lí tín hiệu số (DSP-Digital Signal Processor)
- Trong khi việc xử lí luồng tín hiệu số qua lại trên Audio Interface là một bộ phận độc lập và chuyên biệt thì với Máy tính của chúng ta nó lại là gánh nặng của CPU,việc phải đảm trách quá nhiều nhiệm vụ từ hệ điều hành đến các phần mềm khiến cho CPU làm chức năng này không tốt,như làm tăng các chỉ số biến dạng của âm thanh như THD( Total harmony Distortion),jitter,độ trể..vv
RME-Hãng âm thanh nổi tiếng chế tạo Audio Interface có bộ xử lí DSP rất mạnh mẽ
5. Asio
- Trong giới hạn bài viết tôi sẽ không phân tích thêm Asio là gì,các luôn đi kèm các giao diện Asio cho bạn tùy chỉnh và hạn chế tối đa độ trễ (latency),mặc dù với máy tính chúng ta cũng có nhiều ứng dụng để khắc phục hiện tượng trễ tiếng như phần mềm Asio4all chẳng hạn,nhưng theo tôi nó chỉ là phương án chữa cháy tạm thời chứ hiệu quả không bao giờ bằng Asio các Audio Interface được.
Một Asio của Audio Interface Focusrite
6. Khi bạn cần nhiều cổng In/Out
- Giả sử bạn muốn thu Live cho cả một band nhạc có từ 2,3 nhạc cụ trở lên,bạn sẽ cần một Audio Interface có nhiều cổng In/Out để phục vụ cho nhu cầu này,máy tính không thể đáp ứng được,chứ chưa bàn tới chất lượng âm thanh thu vào.
Một Audio Interface chuyên nghiệp với rất nhiều cổng In/Out
7. Các cổng Midi và Cổng Số.
Một Audio Interface chuyên nghiệp cung cấp cho bạn rất nhiều cổng giao tiếp như MIDI,các cổng Số nhiều chuẩn khác nhau ( optical,S/PDIF,AES/EBU) giúp chúng ta thuận lợi hơn rất nhiều trong việc ghép nối các thiết bị.
Một Audio Interface chuyên nghiệp với rất nhiều những cổng tiện ích như MIDI và các cổng số Digital
*Tất cả những điều trên là những gì cơ bản nhất khi phân tích lợi ích của một Audio Interface và Sound Card thu âm,chắc chắn là còn nhiều hơn thế nhưng trong giới hạn bài viết tôi chỉ dừng tại đây,chúc các bạn sẽ tìm được một Audio Interface và SoundCard thu am ưng ý.