Nhu cầu sử dụng máy tính thông thường tại công sở, trường học như soạn thảo văn bản, lướt web, xem phim, nghe nhạc…không nhất thiết phải sử dụng con chuột, nếu thích bạn có thể mua nhanh giá tốt bất kỳ sản phẩm nào trên thị trường. Nhưng đối với game thủ, chuột không chỉ là yêu cầu tiên quyết mà mỗi bước tiến, mỗi chiêu thức đều là vấn đề “sinh mạng”. Trong bộ Gaming Gear không đòi hỏi tai nghe, đế lót chuột phải xuất sắc nhưng bàn phím và chuột thì buộc phải có chất lượng tốt, ổn định và sức bền cao. Sau đây là một số lưu ý khi mua chuột chơi game dành cho những ai quan tâm.
Về phương thức kết nối, cả hai loại không dây và có dây đều được bày bán phổ biến tại các cửa hàng bán đồ điện tử. Chuột có dây là loại truyền thống, ưu điểm của nó nằm ở sự ổn định, tuổi thọ cao và giá thành rẻ hơn. Tuy nhiên, có đôi lúc chúng làm các game thủ phát điên vì phải gỡ rối đống dây hỗn độn. Sự xuất hiện của chuột không dây đã dẹp bỏ những rắc rối này, mang lại độ tiện dụng và tốc độ tốt hơn rất nhiều. Nhưng những vấn đề khác cũng lại phát sinh từ chính cách vận hành đó.
Không ít game thủ cười ra nước mắt khi trận PK đang điễn ra nảy lửa thì vũ khí trong tay họ bỗng nhiên dở chứng, đình chỉ xuất chiêu do… kết nối chậm (lag) hay bị nhiễu sóng với các thiết bị khác có cùng tần số. Chưa kể đến việc hàng tháng bạn phải tốn thêm một số tiền mua pin duy trì hoạt động cho chuột chơi game không dây khi chúng không được gắn nguồn năng lượng của máy tính. Như vậy, không thể trông chờ vào sự hoàn hảo tuyệt đối, bạn yêu thích những phẩm chất, tính năng gì và có thể làm quen, chấp nhận những mặt hạn chế nào thì hãy lựa chọn loại chuột tương ứng phù hợp với bản thân mình.
Một mẫu chuột chơi game giá rẻ mẫu mực
Về các nút bấm phụ, đây chính là điểm làm nên khác biệt giữa chuột thường và chuột dành cho game thủ. Yếu tố hàng đầu để tạo nên một game thủ bất bại là tốc độ và sự chính xác. Để tiết kiệm từng giây khi lâm trận, mọi người thường gán chiêu thức cho các phím tắt trên bàn phím. Bạn nghĩ sao nếu các nút bấm này cũng xuất hiện trên thân chuột? Một ý tưởng quả là tuyệt vời. Vậy nhưng, nhiều nhất chưa chắc đã là tốt nhất. Với những game thủ ưa thích và quen thao tác trên bàn phím, hoặc trong trường hợp nó không mang lại hiệu suất cao nhưng lại khiến bạn cảm thấy khó khăn hơn khi PK thì các nút bấm này không chỉ dư thừa mà còn là tác nhân gây hại. Tóm lại, chuột chơi game ngoài 2 nút chính, phím cuộn lên xuống thì chỉ cần lắp thêm cụm phím thay đổi nhanh độ nhạy đã là khá ổn.
Về kích cỡ, mỗi con chuột nên phù hợp với bàn tay của từng game thủ. Không có một tiêu chí cụ thể nào để đánh giá yếu tố này bởi tất cả đều phụ thuộc vào sở thích của người dùng. Để có câu trả lời chính xác chỉ có một cách duy nhất là bạn tự tìm đến cửa hàng bán linh kiện điện tử, trải nghiệm để cảm nhận và đưa ra quyết định. Và nhớ là đừng tiêu tốn thời gian cho các mẫu có kích cỡ nhỏ, đó chưa bao giờ là một lựa chọn tốt dành cho game thủ.
Ngoài những yêu cầu về sự tiện lợi, độ chính xác, sức bền cao, chuột chơi game cũng phải phù hợp với tính năng từng thể loại. Xét về mặt này thì game online hiện nay khá phong phú, đa dạng. Ở đây chúng tôi chỉ xin đề cập đến 3 loại hình chủ đạo đang làm mưa làm gió trên thị trường là game nhập vai online (MMO), game bắn súng góc nhìn thứ nhất (FPS) và game chiến thuật thời gian thực (RTS).
3 Tượng đài của dòng FPS mà bất cứ gamer nào cũng biết hoặc đã từng chơi,
Những tựa game như Võ Lâm Truyền Kỳ, World Warcraft…là đại diện tiêu biểu cho MMO. Các game thủ sẽ gán mỗi chiêu thức tương ứng với các số từ 1 đến 12. Chính vì thế, không gì tuyệt hơn khi có thêm các phím số bên thân trái hoặc phải để thuận tiện hơn cho việc xuất chiêu.
Nhưng thiết kế chuột như thế này lại trở nên khá “vô duyên” đối với các xạ thủ của dòng game FPS như CS, CF, Quake…. “Chạy nhanh, bắn chuẩn” là hai việc duy nhất mà game thủ cần làm. Chính vì thế, không có nhiều thao tác cần phải thực hiện, chuột chỉ cần thoải mái, ổn định hoặc thêm một nút bấm cho việc bắn tỉa là đủ.
Những game như Dota2, Liên minh huyền thoại đòi hỏi bạn cần phải có một chú chuột game tương đối tốt.
Tương tự như vậy trong Liên Minh Huyền Thoại hay Dota 2 – những tên tuổi nổi bật làm nên tiếng tăm của RTS, cũng yêu cầu phải đáp ứng các phương diện như trên, mà cụ thể hơn là thao tác lia chuột nhanh nhạy để xuất chiêu chuẩn xác và kịp thời khi chiến trận nổ ra. Như vậy, chuột chơi game không nhất thiết phải là vũ khí toàn năng, chúng chỉ cần xuất sắc về một số tính năng mà bạn quan tâm.
Theo một khảo sát trực tuyến có đến gần 41% game thủ Việt chỉ muốn sử dụng chuột chơi game giá rẻ dưới 200.000 đồng; 25,58% chấp nhận mức giá 500.000 đồng cho mục đích chơi game giải trí; 22,92% game thủ chấp nhận chi 1 triệu đồng mua chuột để luyện các thể loại eSport và chỉ có khoảng 11% các tay chơi thực thụ sẵn sàng đầu tư trên 1 triệu đồng cho những sản phẩm chất lượng phục vụ các trận huyết chiến nảy lửa.
Điều này không khó lý giải khi đối tượng chơi game chủ yếu ở Việt Nam là tầng lớp học sinh, sinh viên chưa có điều kiện kinh tế. Hơn nữa, các bạn đến với game cũng không với định hướng đi theo con đường chuyên nghiệp mà nhằm mục đích giải trí là chủ yếu. Đối với những trường hợp này, người chơi chỉ cần các mẫu chuột thông thường dùng cho học tập, làm việc là được. Có thể kể đến một số thương hiệu bình dân nhưng đáng mua như: Zalman, Dragonwar, SteelSeries Kana Internet… Song với các game thủ thực thụ, chuột chơi game phải đảm bảo được cả về “chất” và “lượng”.
FPS – First Person Shooter là một thể lại game bắn súng góc nhìn thứ nhất. Người chơi sẽ có góc nhìn của nhân vật – màn hình sẽ chỉ thể hiện những gì mà nhân vật nhìn thấy như tay, chân, súng hay cảnh vật xung quanh. Đây là một tựa game mà có đông đảo cộng đồng người chơi nhất. Những trận đấu có cường độ cao hay tiết tấu nhanh và dồn dập khiến người chơi cảm thấy “phê không tưởng”.
Khi chơi các game thể loại FPS như Call of Duty hay Battlefield, gamer cảm thấy không tin tay hay khả năng bắn còn hạn chế. Một vài lưu ý dưới đây có thể giúp bạn “lên cơ” một cách nhanh chóng. Trong bài viết này tôi chỉ nhấn mạnh đến chế độ Multi.