×Trở về trang chủ

Micro thu âm giá rẻ và 5 yếu tố đánh giá trước khi chọn mua sản phẩm

06-11-2017Trị Hoàng

Tại sao nên đầu tư một chiếc Micro thu âm khi bạn có niềm đam mê âm nhạc

Nếu bạn là một sinh viên nhạc viện, một ca sĩ nghiệp dư, một anh chàng hay cô nàng đam mê ca hát thì không thể không biết đến Micro thu âm. Là loại mic bạn thường xuyên phải tác động khi đi hát, thu âm tại các phòng thu…Giờ đây bạn muốn tự sắm cho mình một chiếc Micro thu âm như thế để có thể thoải mái hát hò thu âm ngay tại nhà. Bạn chưa biết giá thành của nó là bao nhiêu, chưa chắc cứ mua loại đắt tiền đã là hàng tốt. Vậy tiêu chí nào quyết định đến việc lựa chọn một loại Micro thu âm tốt nhất?

16776016728_e73d28581a_o.jpg

Không phải cứ có tiền mua loại Micro tốt là sẽ thu âm hay đâu các bạn nhé, để mua Micro thu âm phù hợp, bạn phải xác định được được loại micro phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Chẳng hạn như bạn cần thu âm nhóm hay 1 hoặc 2 người, hoặc sử dụng trong khu vực không gian rộng, khán phòng…Mỗi điều kiện lại ảnh hưởng khác nhau đến việc thu âm, do đó chọn loại Micro phù hợp với nhu cầu sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí hơn nữa lại chất lượng

5 tiêu chí để lựa chọn loại Micro thu âm phù hợp với túi tiền của Bạn

1. Lựa chọn loại Micro thu âm phù hợp không gian và túi tiền:

1.1 Phân loại:

Micro thu âm giá rẻ hay chuyên nghiệp được chia ra làm 2 loại:

  • Condenser (micro tụ điện)
  • Dynamic (micro điện động)

1.2 Polar Pattern là gì ?

Polar pattern là tính định hướng của micro. Tính định hướng này sẽ quyết định các hướng, khu vực mà micro sẽ thu vào. Chúng ta có 2 loại : Micro không định hướng còn gọi là micro đa hướng (Omnidirectional micro) và micro định hướng (Unidirectional micro)

Micro đa huớng :

  • Micro loại này hút âm thanh từ tất cả mọi hướng quanh micro: trái, phải, trên , dưới, trước, sau…

Micro định hướng : chỉ hút được âm thanh theo những hướng sau :

  • Cardiod: hút âm thanh ở phía trước và xung quanh.
  • Super Cardiod: hút âm thanh ở phía trước , xung quanh và một ít ở phía sau
  • Short gun: hầu như chỉ hút âm thanh ở phía trước nhưng hút rất xa
  • Long gun: giống như Short gun nhưng hút xa hơn nhiều.

Không những micro thu âm có Frequency response, mà tất cả các thiết bị khác cũng đều có chỉ số kỹ thuật này.

Frequency reponse là hạn định giải tần âm thanh mà thiết bị có khả năng thu hoặc phát được.

Nói nôm na là khoảng âm thanh cao nhất và thấp nhất mà thiết bị có thể phát hoặc thu được.
Đơn vị tính là Hz và kHz (1 kHZ = 1000Hz)

Ví dụ : Micro thu âm Takstar PC K320 có Frequency Reponse là 40Hz … 16kHz. Như vậy có nghĩa là micro này có thể thu và phát được từ tần số 40Hz đến 16kHz. Thiết bị có thể thu phát được giải tần càng rộng (càng thấp và càng cao) thì càng tốt.

Ví dụ :

  • Micro Sennheiser E-835 có giải tần : 40Hz … 16kHz.
  • Micro Shure SM-58 có giải tần : 50Hz … 15khz.

Ta có thể kết luận : E-835 có giải tần rộng hơn SM-58, như vậy E-835 có thể thu và phát ra âm thanh trầm hơn (âm thanh nghe ấm hơn) cũng như thu và phát âm thanh cao hơn (tiếng Treble sẽ bén và ngọt hơn).

Ghi chú :

Hz là đơn vị đo sóng âm. Bao nhiêu Hz có ngĩa là bấy nhiêu chu kỳ lặp lại trong một giây. 20Hz là 20 chu kỳ lặp lại trong một giây.

Số Hz càng lớn thì âm thanh càng cao và ngược lại.

Tai của người bình thường có thể nghe được từ tần số 50Hz đến 16kHz. Thanh thiếu niên : Từ 40Hz – 18kHz.

Người lớn tuổi : Từ 60Hz – 12kHz.

1.3 Impedance trong micro là gì ?

Tạm dịch là tổng trở. Có đơn vị tính là Ohm

Micro được sản xuất với 2 loại tổng trở : Tổng trở cao (Hi Z) và tổng trở thấp (Lo Z).

Tổng trở cao (Hi Z): các loại micro rẻ tiền, thường có tổng trở trên 2000 Ohm

Tổng trở cao (Hi Z): các loại micro rẻ tiền, thường có tổng trở duới 1000 Ohm

Các loại Mic có tổng trở cao dùng dây unbalanced (dây 1 ruột, 1 mát) và jack 6 ly.

Micro ghi âm có tổng trở thấp dùng dây balanced (dây 2 ruột, 1 mát) và jack XLR (jack canon).

Chú ý : ta phải cắm micro ghi âm vào đúng tổng trở trên mixer.

Ghi chú :

Dây unbalanced chỉ có thể kéo dài được tối đa là 10m. Nếu kéo dài hơn 10m, thì ta sẽ gặp 2 vấn đề sau :

Dây sẽ bị nhiễu, gây ra tiếng ù hoặc zzì rất khó chịu.

Càng kéo xa, tiếng treble càng giảm.

Còn dây Balanced không bao giờ gặp những trường hợp này.

1.4 Proximity effect là gì ?

Hiệu qủa này có trong tất cả các loại micro điện động (Dynamic Mic): nếu ta càng đưa micro ra xa nguồn phát, thì độ lớn của âm thanh càng giảm, tuy nhiên tiếng bass-âm trầm- của micro sẽ giảm nhiều hơn là độ lớn âm thanh. điều đó có nghĩa là âm trung, âm cao âm trầm sẽ không giảm đồng đều mà âm trầm sẽ giảm hơn rất nhiều so với âm trung và cao.
Hiệu qủa này hoàn toàn không có trong Condenser Micro. Micro condenser đưa ra xa nguồn phát thì âm thanh chỉ nhỏ đi chứ không mất bass. Chính vì điều này mà ta nên dùng micro condenser cho phát biểu, diễn thuyết vì khi micro để xa người nói, âm thanh sẽ không bị biến chất so với để gần.

1.5 So sánh giữa Dynamic Micro và Condenser Micro.

Dynamic micro Condenser micro
Không cần nguồn cung cấp như pin hay Phantom Power (trên mixer) Phải có nguồn điện cung cấp như pin hoặc Phantom Power (trên mixer)
Có kích cỡ bình thường như chúng ta thường gặp Có kích cỡ thay đổi từ rất nhỏ (như micro cài áo) đến lớn như micro dùng để thu
Độ nhạy thấp Độ nhạy cao, hút xa
Giải tần giới hạn (thông thường từ 50Hz đến 16kHz) Giải tần rất cân bằng từ 20Hz đến 20kHz
Khoảng dynamic nhỏ (xem ghi chú) Khoảng dynamic rộng
Bị mất bass khi để micro xa Không bị mất bass khi để micro xa
Không thay đổi được Polar pattern và giải tần trên micro Thay đổi được polar pattern và giải tần trên micro
Âm sắc ngọt và mềm Âm sắc trung thực
Ứng dụng : thường dùng cho ca sĩ Ứng dụng : thường dùng cho diễn thuyết, nhạc cụ,thâu thanh, hợp ca…

Nếu bạn thu âm tại nhà chỉ 1 hoặc 2 người tối đa thì bạn chọn Micro Dynamic (Micro điện động) nhưng phải là loại Micro có định hướng. Với loại Micro này bạn thu âm sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi các âm thanh xung quanh, âm thanh được tập trung chủ yếu ở khu vực phía bạn đang hát và chỉ hút một ít âm ở quanh đó nhưng không đáng kể. Ưu điểm của Micro Dynamic là không phải sử dụng nguồn điện bên ngoài hoặc dùng Pin như các loại Micro Condenser, nguồn điện tích hợp bên trong JACK XLR đảm bảo cho tín hiệu âm thanh được truyền tải đầy đủ âm sắc và trung thực

2. Độ nhạy của Micro thu âm như thế nào: Chọn loại Micro có độ nhạy cao thì có khả năng hút âm thanh xa hơn, nhiều lúc đang thu âm với những đoạn có âm cao hoặc phiêu thì bạn phải né xa Micro ra một chút xíu, thì lúc này độ nhạy cao sẽ vẫn đảm bảo âm thanh vào là tốt nhất

3. Giải tần âm thanh cao nhất của micro ghi âm: Tiêu chí này cũng khá là quan trọng với một Micro thu âm. Giải tần âm thanh được tính bằng Hz (số chu kỳ lặp lại trong vòng 1 giây), số Hz càng lớn thì âm thanh càng cao và ngược lại. Tai của một người bình thường có thể nghe được từ 50hz – 16Khz. Chọn Micro thu âm có giải tần âm thanh càng thấp đến càng cao là tốt nhất. Bạn nên chọn Micro Ami BM-900 có giải tần: 40Hz-18Khz

4. Nhu cầu sử dụng chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp: Xác định được việc mua Micro thu âm để bạn thu âm nhóm hoặc đơn lẻ, thu tiếng nhạc cụ hay hát hòa âm…Vì tùy thuộc vào từng loại Micro có ưu điểm nào nhất thì bạn nên lựa chọn loại Micro đó

5. Lựa chọn nhà cung cấp và chế độ bảo hành: Đây là lựa chọn rất quan trọng, Micro thu âm trên thị trường rất nhiều loại, có những loại giá rất rẻ chỉ khoảng 500 ngàn đồng, nhưng là những sản phẩm không có thương hiệu, không có nguồn gốc xuất xứ, đa số đều không được bảo hành, hoặc chỉ được test sử dụng trong 7 ngày…Mua Micro thu âm chính hãng tại BOBAVn bạn được bảo hành 12 tháng 1 đổi 1 theo đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất và được hỗ trợ tận nơi nếu có yêu cầu cần thiết

Đúc kết là 5 yếu tố để tự tin ra thử và mua ngay một chiếc micro thu âm

Khi đã tập trung xem qua 5 yêu tố trên thì chúng ta có thể đúc kết lại để chọn lựa mua micro thu âm thì có thể theo trình tự như sau:

  • So sánh và xem xét thật kỹ tính chất kỹ thuật của loại bạn dự định mua.
  • Nếu bạn cần so sánh hai loại micro với nhau, bạn nên: để gain và volume của hai micro ở vị trí bằng nhau để tất cả tone của mixer (High, Mid ,Lo…) của mixer ở vị trí 0 (Ở giữa)

Tắt toàn bộ Effect (Echo, Reverb…)

  • So sánh độ nhạy : Micro nào nhạy hơn, bắt tốt hơn, xa hơn, lớn hơn.
  • So sánh tiếng treble : độ cao, độ nhuyễn, trong…
  • So sánh tiếng bass : độ ấm, dầy của âm sắc.
  • So sánh tiếng mid : rõ lời, tiếng ca trội lên.
  • Có công tắc ? Công tắc có bị kêu khi tắt mở ?
  • Khi vuốt micro hay va chạm nhẹ, có phát ra tiếng lớn không ?

CHÚ Ý : Các bạn phải so sánh các loại micro có cùng giá tiền với nhau.

Bây giờ thì tôi tin rằng, bạn có thể tự tin đi mua micro ghi âm cho chính mình mà không sợ bị lầm lẫn cũng như hiểu rõ hơn cách sử dụng chúng. Chúc các bạn thành công.

Bài viết khác trong Cẩm Nang Mua Sắm Micro thu âm chuyên nghiệp

Số điện thoại liên hệ Boba.vn
Zalo Boba.vn
Facebook Boba.vn
Địa chỉ Boba.vn