Trường hợp 1: Máy đang hoạt động thì dừng đột ngột
Nếu chiếc máy ép trái cây đang hoạt động mà bị dừng đột ngột, có lẽ là do lưỡi dao bị kẹt hoặc do máy tự động ngắt điện vì động cơ bị quá tải và bị nóng (do phải hoạt động nhiều).
Trong trường hợp này, bạn cần ngắt nguồn điện máy rồi tiến hành kiểm tra xem có thực phẩm kẹt trong lưỡi dao hay không. Nếu có, bạn hãy tháo lắp máy lần lượt theo hướng dẫn sử dụng rồi vệ sinh lưỡi dao một cách cẩn thận. Còn nếu do máy bị ngắt vì quá tải, bạn cần phải rút điện máy ra rồi ngừng sử dụng từ 15 – 20 phút cho máy nguội hẳn.
Trường hợp 2: Máy không hoạt động dù đã cắm điện
Trên thực tế, có nhiều người dù đã cắm điện nhưng máy vẫn không có tín hiệu hoạt động. Nguyên nhân có thể do máy không đóng khóa an toàn hoặc không được lắp đặt chính xác. Để khắc phục điều này, bạn phải kiểm tra chắc chắn rằng bộ phận của máy có được lắp đặt chính xác không, sau đó đóng khít thanh khóa vào thân máy rồi mới nhấn nút khởi động.
Trường hợp 3: Máy ép không ra nước ép
Cho quá nhiều trái cây vào máy ép cùng lúc dẫn đến phần bả thải không kịp thoát ra, bộ phận lọc bị nghẽn nên không ép ra nước hoặc rất ít. Các loại trái cây mềm như chuối, xoài, mít,... có phần bã dễ gây bít các lỗ nhỏ li ti trên lưới lọc. Lúc này, bạn cần tắt máy lại rồi kiểm tra xem bộ phận lọc máy có mất vệ sinh hay không, nếu có hãy tiến hành lau chùi và vệ sinh lại cho cẩn thận. Tốt nhất là sau mỗi lần sử dụng, bạn nên cọ rửa máy một lần để tránh tình trạng các bã hoa quả và đường ngọt bị bám chặt vào chi tiết máy.
Trường hợp 4: Máy cho hiệu quả thấp
Máy cho hiệu quả thấp có nghĩa là cho ra ít nước nhưng lại tốn nhiều thời gian hoạt động. Điều này có thể xuất phát từ việc bạn chưa biết sử dụng máy đúng cách, cũng có thể là do bạn không bảo dưỡng máy định kỳ và cẩn thận. Đó là lý do ngay từ khi mua về, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng máy do nhà sản xuất yêu cầu, đồng thời phải thường xuyên vệ sinh và bảo dưỡng máy kỹ càng.