Âm trầm( Bass) là gì: Trong âm nhạc tiếng Bass là dãy âm tần dễ nhận biết nhất nhưng cũng thường bị đánh giá sai nhiều nhất, bao gồm 3 loại bass sau đây:
Nhiều người vẫn hay lầm tưởng rằng tiếng Bass càng nhiều, càng hùng hồn là Bass hay. Tuy nhiên thực tế hoàn toàn trái ngược, Bass nhiều và mạnh mẽ chưa hẳn đã hay.
Chúng ta nghe âm Bass là để cảm nhận cái hay, nét tinh tế và chất lượng chứ không đơn thuần chỉ nghe số lượng nhiều ít của Bass bởi tiếng Bass khi được tái tạo trung thực sẽ mang đến cho âm nhạc rất nhiều màu sắc và cảm xúc.
Tiếng Bass là cái sườn của giai điệu và nhịp điệu trong âm nhạc.Nhưng không may, rất khó để tái tạo hoàn hảo dãy âm tần này bởi vì tiếng Bass phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: Phòng nghe, Ampli, Loa, Dây truyền dẫn tín hiệu thậm chí cả nguồn phát nhạc.
- Thuật ngữ phổ biến khi ta nghe và mô tả âm bass hay: Sâu, căng, tròn, êm, chặt chẽ, chính xác, nhanh, có lực.
- Thuật ngữ phổ biến khi ta nghe và mô tả âm bass dở: ù, nặng nề, mỏng, ngắn, chậm chạp, thiếu lực.
Những thuật ngữ vừa nói trên là sự cô đọng lại với đôi tai mỗi người, nó mang tính trừu tượng và cực kỳ miên man không thể diễn tả được 1 cách chính xác nhất
Nếu âm trable là da, âm trung là thịt thì Âm Bass chính là bộ xương cho khuôn mẫu hoàn hảo đó, Xương tốt khi xương có tủy.
Âm trung (Mid) là gì: Nói 1 cách máy móc nhưng dễ hiểu nhất thì âm trung chính là giọng hát của ca sĩ( vocal), từ ngàn xưa đã tồn tại âm mid: tiếng nói của con người, tiếng lào xào của lá cây và tiếng kêu của muông thú... Điều thú vị mà hiếm khi những người nghe nhạc quan tâm đó là hầu hết năng lượng của âm nhạc đều tập trung ở tiếng Mid và đôi tai của con người cũng cực kỳ nhạy cảm với âm này( bạn có công nhận rằng tiếng gió thổi đôi tai bạn cảm nhận rất tốt không. Nhiều bạn khi đến đây sẽ đặt câu hỏi “trong các bản hòa tấu thì đâu sẽ là âm mid”
Câu trả lời đó là độ nhuyễn của nhạc cụ, độ nhuyễn này không phải là âm thanh ta nghe được khi các nhạc cụ trình diễn mà là cái nền tổng quát khi chúng phối hơp với nhau.
Ví dụ sau đây sẽ chỉ rõ cho chúng ta cách cảm nhận “màu sắc” tiếng Mid: Khi ta nắm bàn tay lại tạo thành hình dáng như một chiếc cốc, sau đó đặt tay lên miệng và thử hát một đoạn nhạc, vừa hát vừa đóng và mở bàn tay. Lúc này ta sẽ có cảm giác giọng hát của mình có sự thay đổi, lúc to lúc nhỏ, khi lên cao khi xuống thấp( về cường độ và tần số), sự biến đổi này được gọi là “Màu Sắc” của tiếng Mid.
- Thuật ngữ phổ biến khi ta nghe và mô tả âm trung hay: Ngọt, mượt, đầy đặn.
- Thuật ngữ phổ biến khi ta nghe và mô tả âm trung dở: khô, thô.
+ Âm mid hay( đạt tiêu chuẩn) là khi người nghe có cảm giác âm tần này rõ ràng, ấm, dễ chịu..... Một nhà đánh giá thiết bị âm nhạc nôi tiếng ( quên tên rồi) đã từng phát biểu: Không có tiếng Mid âm nhạc không là gì cả
Âm Cao( treble) là gì: Định nghĩa máy móc, ngắn ngon và xúc tích thì Âm treble là tiếng " leng keng của kim loại " hay với chất giọng của con người: có giọng trầm( ồm ồm), giọng bình thường, nhẹ nhàng( đi vào lòng người).Và cuối cùng là giọng thánh thót hoặc chua, hoặc hét ( thì đây là treble) tức là âm thanh có âm tần cao !
Tiếng Treble được cho là nền tảng tạo ra chất lượng âm thanh hay, điểm nhấn của 1 bản nhạc hoặc 1 ca khúc. Nếu Bass là dẫn dắt, mid là hài hòa thì tất cả 2 âm trên sẽ làm nền cho trable biểu diễn . điều này quan trọng đến nỗi nhiều thiết bị âm nhạc đắt tiền, cao cấp nhưng vẫn bị cho là tầm thường vì thể hiện âm Treble không xuất sắc.
- Thuật ngữ phổ biến khi ta nghe và mô tả âm trable hay: trong,sáng, mượt, ngọt, êm, mịn, nhẹ, dịu .. 1 số người cảm nhận rằng khi trable quá mượt thì sẽ cho ta cảm giác ướt át, ủy mị( tức là yếu đuối), nhưng với quan điểm của cá nhân tôi đó mới là âm trable đỉnh cao, 1 thứ gì đó gọi là " Phiêu " . Một âm tần cao biểu diễn mượt mà đến mức yếu đuối đó mới là chất riêng !
- Thuật ngữ phổ biến khi ta nghe và mô tả âm trable dở: chói, khô, cứng.
Trong một chiếc loa, thì loa bass là một thiết bị âm thanh rất quan trọng, trong việc tạo nên hiệu ứng dải tần âm thanh. Hơn thế nữa, chính nó được sử dụng để biểu thị mức độ trầm ấm phía trong loa của bạn. Do vậy, để chọn được loa thích hợp về cả chất lượng và âm thanh, thì bạn nên tìm hiểu thật kỹ về loa bass.
Bản chất của âm thanh là các sóng dao động cơ học (thường được xét trong môi trường không khí), và các sóng dao động âm thanh này được gọi là tần số. Tai của một người bình thường có khả năng nghe được các dải tần số âm thanh trong khoảng từ 16Hz đến 20kHz (sóng âm thanh dao động từ 16 đến 20.000 lần/giây).
Và để dễ xác định hơn thì người ta thường chia các dải tần số từ 20Hz đến 20KHz này ra làm 3 khoảng thấp – trung – cao, đó chính là Bass – Mid – Treble (những dải tần quen thuộc thường thấy trên 1 Mixer chỉnh âm). Những tần số nào vượt ra khỏi giới hạn từ 20Hz đến 20kHz sẽ được gọi là hạ âm (nếu thấp hơn 20Hz) và siêu âm (nếu cao hơn 20kHz).
BASS (âm trầm):
Để dễ xác định, người ta lại chia nhỏ tần số Bass ra thành:
Âm trầm là dải tần số thường bị đánh giá sai lệch nhiều nhất trong âm thanh. Người nghe thiếu kinh nghiệm thường nhầm lẫn giữa “độ sâu” và “cường độ” của âm Bass. Khi nghe những dàn loa đang chơi “nhạc mạnh” với âm lượng lớn thì chưa chắc đó đã là tốt. Một loa Sub Bass tốt sẽ thể hiện được những tần số rất thấp ngay cả ở mức âm lượng không quá lớn, Bass nghe tròn trịa, chắc chắn, không lẫn những âm thanh của vực Mid vào.
Tuy nhiên đó là những định nghĩa về mặt lý thuyết, còn về sở thích thì mỗi người lại khác nhau và còn phụ thuộc vào thể loại âm thanh – âm nhạc mà mình đang nghe. Ví dụ khi nghe nhạc Rock, nhạc Electronic thì Bass nghe phải chắc, gọn, dứt khoát và có lực nảy thì sẽ phù hợp hơn. Ngược lại, nếu nghe nhạc Pop – Ballad, Country thì lại cần âm Bass trầm sâu một cách thật mềm mại và tinh tế…
MID (âm trung):
Mid là dải tần số phổ biến nhất mà mỗi ngày bạn đều được nghe như là giọng nói con người, tiếng kêu của đa số loài động vật, những âm thanh trong sinh hoạt hàng ngày… nên đôi tai chúng ta rất nhạy cảm và cũng đánh giá chính xác nhất ở dải tần số này. Một âm Mid được coi là tốt khi có sự rõ ràng, độ chi tiết cao, không bị chói tai và làm cho người nghe có cảm giác dễ chịu.
Để đánh giá một hệ thống âm thanh chuyên phục vụ cho ca hát biểu diễn, sân khấu ca nhạc, karaoke… là tốt hay không thì vực Mid sẽ nói lên tất cả.
TREBLE (âm cao):
Có dải tần số âm thanh trải dài từ khoảng 6kHz đến 20kHz, âm Treble góp phần làm tăng độ chi tiết, sáng tiếng, sắc bén của 1 nguồn âm. Tiếng Treble hay sẽ không qúa chói gắt, mà sẽ nghe thánh thót và trong vắt như pha lê. Đối với một ca sĩ chuyên nghiệp thì việc hát rõ ràng, hơi khỏe, họ còn phải đáp ứng được cao độ khi bài hát đó lên đến cao trào.
Do cấu tạo sinh học của tai và não cảm nhận âm thanh, con người chỉ nghe được tới khoảng tần số 20kHz, nhưng theo nghiên cứu của những hãng âm thanh hàng đầu thế giới thì ở tần số siêu âm (cao hơn 20kHz) con người tuy không nghe được những vẫn có thể cảm nhận được, góp phần làm tăng xúc cảm khi nghe nhạc. Do đó đã có khá nhiều nhà sản xuất tạo ra những dòng loa có thể phát tới tần số rất cao (khoảng trên 30kHz) nhằm làm tăng “độ phiêu” của những thính giả khó tính.
Hầu như tất cả những âm thanh chúng ta được nghe trong cuộc sống đều không chỉ nằm ở 1 tần số cố định, mà luôn là sự hòa trộn theo một tỉ lệ nào đó trong 3 dải tần số Bass – Mid – Treble nói trên. Điều này đã góp phần tạo nên thế giới âm thanh phong phú mà chúng ta cảm nhận bằng đôi tai mỗi ngày.