Để có thể khắc phục và giảm thiểu tình trạng này, chẳng còn cách nào khác ngoài việc tuân thủ chấp hành luật lệ an toàn giao thông, đội kỹ mũ bảo hiểm mỗi khi điều khiển xe gắn máy mỗi khi ra đường. Tuy nhiên chúng ta cũng cần phải biết rằng, việc đội mũ bảo hiểm chỉ có thẻ hạn chế phần nào chấn thương cho đầu khi gặp phải sự cố, điều quan trọng nhất là người điều khiển giao thông phải sử dụng những chiếc mũ đúng chuẩn, chắc chắn và đạt chất lượng thì hiệu quả bảo vệ đầu mới được đánh giá cao.
Bên cạnh đó, các bạn cũng không được phép phóng nhanh, vượt ẩu và vượt đèn đỏ, cũng không được lạng lách đánh võng và chở số người vượt quá mức quy định,… Nếu như ở các nước phát triển trên thế giới, ý thức tham gia giao thông của họ luôn được đánh giá cao thì ở Việt Nam, chúng ta cũng cần phải nâng cao tối đa việc tự giác sử dụng mũ bảo hiểm đạt chất lượng mà không cần đến sự giám sát của nhà nước.
Nhiều ý kiến đã đề xuất rằng, một vài tuyến đường ngắn trong nội thành thành phố có số lượng xe gắn máy không cao, do đó không cần thiết phải đội mũ bảo hiểm nhưng đây là ý kiến hoàn toàn sai lầm. Dù quãng đường ngắn hay dài, tốc độ di chuyển nhanh hay chậm, việc đội mũ bảo hiểm đúng chất lượng vẫn luôn là điều bắt buộc bởi nó có thể bảo vệ phần đầu bạn ngay cả những lúc chỉ bị ngã văng nhẹ hay ngã văng đập đầu xuống đất – những sự cố có thể khiến bạn gặp phải tử vong hay chấn thương bất cứ lúc nào. Đặc biệt hơn nữa vào những ngày trời mưa gió hay bụi bẩn, tầm nhìn người điều khiển bị hạn chế, kéo theo đường trơn trượt thì những chiếc mũ bảo hiểm chất lượng luôn là thiết bị bảo vệ cơ thể không thể thiếu.
Nhiều thanh niên vì e ngại mũ bảo hiểm gây mất thẩm mỹ, mất “phong cách” nên không sử dụng mũ bảo hiểm ra ngoài đường. Điều này là điều tuyệt đối không nên một chút nào. Một điều cũng quan trọng không kém trong việc giúp mọi người sử dụng mũ bảo hiểm nhiều hơn là việc các cơ quan, nhà sản xuất,… liên quan có sự thay đổi phù hợp. Vậy những sự thay đổi đó là gì? Hãy cùng đón đọc bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé!