Để nhận biết được độ dày và chắc chắn của mũ bảo hiểm, bạn có thể thử bằng cách đập nhẹ mũ vào tường để kiểm tra độ nẩy của nó. Bạn cũng có thể đâm các vật nhọn như cây kim hay chìa khóa vào mũ để kiểm tra.
Một chiếc mũ bảo hiểm đạt yêu cầu là chiếc mũ có lớp bên ngoài là sợi thủy tinh, composites hoặc vật liệu tổng hợp cho khả năng hấp thụ lực và các tác động lây lan. Phía sau lớp vỏ nón thường là xốp (polystyrene) có khả năng hấp thụ va đập cũng như làm giảm lực tác động từ các yếu tố bên ngoài đến đầu người sử dụng. Bạn cần chắc chắn rằng chiếc mũ của mình có lớp xốp được bao phủ một cách thoải mái theo định hướng của phần vải mỏng trog mũ. Bạn cũng có thể mua những chiếc mũ có thể tháo rời phần xốp để vệ sinh và kiểm tra tình trạng lớp xốp đó.
Một bộ phận quan trọng không kém của mũ là phần quai đeo. Quai đeo cần phải thật chắc chắn và được thiết kế thêm miếng lót cằm êm ái.
Mua chiếc mũ có kích cỡ phù hợp
Kích cỡ của mũ bảo hiểm có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo sự thoải mái cho người dùng, nhất là khi phải di chuyển trong thời gian dài, đồng thời góp phần không nhỏ trong việc bảo đảm sự an toàn của bản thân mỗi chúng ta. Đó là lý do các bạn cần tìm mua những chiếc mũ bảo hiểm chắc chắn và không được quá rộng hay quá chật, phải đúng kích cỡ và ôm được bao quát phần sọ. Một lưu ý là những chiếc mũ bảo hiệm hiện nay có thể sẽ có size khác nhau nhé!
Thương hiệu và tem mác trên mũ bảo hiểm
Những thương hiệu mũ bảo hiểm như Honda, Andes, HJC hay Protect,.. là những cái tên nổi tiếng và uy tín bạn có thể tìm kiếm. Nó được bày bán ở hầu hết những cửa hàng cung cấp mũ bảo hiểm, những trang web reo vặt hay các website bán hàng trên mạng.
Bên cạnh đó, bạn cũng phải chắc chắn rằng trên chiếc mũ của mình có tem mác đàng hoàng và ghi rõ thông tin của nhà sản xuất. Thông tin của nhà sản xuất ở đây bao gồm: tên sản phẩm, địa chỉ nơi sản xuất, kích thước, tem chống hàng giả, ngày tháng sản xuất,…