×Trở về trang chủ

Chụp xóa phông là gì? cách chụp xóa phông trên điện thoại đơn giản

10-11-2017Trị Hoàng

Chụp xóa phông là gì?

Chúng ta có thể hiểu, chụp xóa phông là một thuật ngữ nó nói về một phương pháp chụp làm mờ hậu cảnh và chỉ có chủ thể bức ảnh là sắc nét. Qua những giải thích ngắn gọn có thể bạn đã hiểu chụp xóa phông là gì và có một cách gọi khác là hiệu ứng bokeh (làm mờ, làm nhòe).

chup-xoa-phong-la-gi-2.jpg

Bức ảnh giải thích chụp xóa phông là gì

Nôm na là vậy tuy nhiên trong thực tế nhiều người lại có cách xử lý khác nhau, có người sử dụng chế độ auto trực tiếp của điện thoại, người thì chỉnh thủ công manual, có người lại sử dụng app thứ 3 trên điện thoại hoặc photoshop trên máy tính để thực hiện điều này. Tuy nhiên cũng có người lại sử dụng thiết bị hỗ trợ cho điện thoại để làm điều này như: lens giá rẻ điện thoại

Tìm hiểu chụp ảnh xóa phông trên smartphone

Trước tiên chúng ta tìm hiểu qua các yếu tố chính ảnh hưởng đến xóa phông trên máy ảnh chuyên nghiệp là khẩu độ, tiêu cự, hậu cảnh và kích thước cảm biến:

  • Khẩu độ càng lớn khả năng xóa phông càng mạnh. Ví dụ khẩu độ là f/x, số x càng nhỏ khẩu độ càng lớn, f/1.7 > f/2.
  • Tiêu cự dài hơn thì khả năng xóa phông mạnh hơn.
  • Chủ thể gần và càng xa hậu cảnh thì khả năng xóa phông sẽ tốt hơn.
  • Kích thước cảm biến lớn cũng giúp việc xóa phông hiệu quả hơn.
ggbh67.jpg

Để có được một tác phẩm đẹp thì nhiếp ảnh gia phải tận dụng rất nhiều thủ thuật.

Chúng ta sẽ cần nhiều hơn những yếu tố bên trên để có một bức ảnh xóa phông đẹp dù đó là máy ảnh chuyên nghiệp. Còn với smartphone thì sao? Tất nhiên do hạn chế về nhiều mặt (kích thước, giá thành và tương tác với các bộ phận khác…) nên kích thước cảm biến trên điện thoại nhỏ hơn rất nhiều. Như bức ảnh bên dưới, màu xanh lá với thông số 1/2.5 inch là cảm biến điện thoại, phía ngoài cùng 1/1.6 inch là của máy ảnh (kích thước của một cảm biến full frame).

Chụp xóa phông trên smartphone khác

Ngoài thắc mắc ảnh chụp xóa phông là gì, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm xem trên các thiết bị di động khác có thể chụp xóa phông không? Câu trả lời cho các bạn là có, cách đơn giản nhất là đưa gần máy và chạm lấy nét vào chủ thể rồi bấm chụp. Bức ảnh sau đó chắn chắn có phần hậu cảnh mờ đi, hiệu ứng bokeh này tạo nên dựa vào khả năng của phần cứng (cũng có một số máy có khả năng tự động chuyển qua chế độ cận cảnh).

fashion iphone.jpg

Chế độ chụp ảnh auto trên các dòng điện thoại Flagship hiện nay thường rất mạnh chế độ xóa phông

Người dùng cũng có thể xóa phông nền với một số phần mềm bên thứ 3 tải về từ cửa hàng ứng dụng. Cách sử dụng cũng khá đơn giản và phù hợp với rất nhiều model điện thoại khác nhau.

Như vậy, bài viết đã phần nào giải đáp cho bạn đọc hiểu chụp xóa phông là gì cũng như có thể áp dụng hiệu ứng bokeh này trên các thiết bị điện thoại khác.

Những App nào hỗ trợ chụp xóa phông trên điện thoại Android

Với điện thoại Android có thể chụp xóa phông được không? Câu trả lời chắc chắn là có, một trong những cách đơn giản nhất là dí sát camera vào chủ thể, lấy nét chủ thể và bấm chụp. Chắc chắn ít nhiều thì phần hậu cảnh bị mờ đi, đây là hiệu ứng Bokeh dựa trên khả năng của phần cứng (cũng không loại trừ phần mềm với các thiết bị có khả năng tự động chuyển qua chế độ cận cảnh như Sony). Những bức ảnh như vậy thường cho chủ thể sắc nét, phần viền không bị mờ.

How-to-use-brush-tool-in-Snapseed.jpg

Snapseed là ứng dụng hỗ trợ xóa phông miễn phí rất tốt trên điện thoại.

Cách khác là sử dụng ống kính rời cho điện thoại, tất nhiên chất lượng không thể nào tốt như DLSR. Cách khác là sử dụng các sản phẩm QX của Sony nhưng dường như cách này ít ai sử dụng đến. Ngoài ra trên thị trường hiện nay còn có các sản phẩm hộ trợ cho vấn đề này cũng được nhiều người chụp ảnh quan tâm đó là: lens cho điện thoại giá rẻ

Một cách rất phổ thông là sử dụng phần mềm. Trên một số thiết bị, trong ứng dụng camera cũng được trang bị chế độ chụp xóa phông như trên HTC M8, Sony… Ngoài ra người dùng cũng có thể sử dụng các app bên thứ 3 như AfterFocus trên Android hoặc Tadaa SLR trên iOS. Một vài ứng dụng sửa ảnh như Snapseed, Camera 360 hay Instagram cũng có khả năng làm mờ phông nền.

Nên Áp dụng tỉ lệ 1/3 để chụp ảnh đẹp hơn trên smartphone

new-B9SfG.jpg

Có rất nhiều quy tắc trong nhiếp ảnh để có được một bức ảnh tốt hơn. Một trong số những quy tắc đó mà mình rất lưu tâm đó là tỉ lệ 1/3.

Với mình, tỉ lệ 1/3 là tỉ lệ ảnh cơ bản nhất và thông dụng nhất. Khi mới bắt đầu chụp ảnh, mình rất thường xuyên áp dụng quy tắc này vào trong ảnh của mình, nhờ vậy mà chất lượng ảnh của mình cải thiện nhanh chóng. Dưới đây, mình sẽ chia sẽ chi tiết về quy tắc, tỉ lệ này. Khi các bạn đã hiểu rõ thì các bạn sẽ dễ dàng phá vỡ quy tắc này để có một bức ảnh sáng tạo hơn.

Mội bức ảnh cần một chủ thể. Nếu không có, một bức ảnh sẽ thiếu sự hấp dẫn và điểm nhấn (điểm mà người xem chú ý trong ảnh). Điểm nhấn là nơi mà các nhiếp ảnh gia muốn người xem đầu tiên khi xem ảnh. Tỉ lệ 1/3 được sử dụng như một tấm lưới được tạo nên từ hai đường chiều ngang và hai đường thẳng đứng. Những chủ thể sẽ được đặt trên các đường lưới hoặc trên điểm giao nhau của chúng để tạo thêm chiều sâu và ấn tượng cho ảnh. Ví dụ, sau bức ảnh của Arpita Upadhyaya, một cô gái trẻ trong ảnh, đang ở vị trị giao nhau ở góc trái của 2 đường.

Cách dùng tỉ lệ 1/3:

1. Mở công cụ tạo tỉ lệ 1/3 trong iPhone.

123456.jpg

Lần đầu bạn thực hành sử dụng tỉ lệ này, bạn sẽ “thấy" các đường và những điểm giao nhau nhưng có thể không thấy dạng lưới. Khi sử dụng máy ảnh mặc định của điện thoại của bạn, bạn có thể kích hoạt các đường lưới bằng cách vào Settings - Photo & Camera và bật Grid, bạn có thể sử dụng lưới trong công cụ cắt xén của iPhone để điều chỉnh lại một hình ảnh mà bạn chụp không hài lòng về tỉ lệ. Có những ứng dụng camera khác cho phép bạn tạo đường lưới tỉ lệ 1/3 trên màn hình, một vài ứng dụng thông dụng là Camera+, ProCamera 8 and VSCO.

2. Đặt chủ thể vào một trong 4 điểm mạnh

Đặt chủ thể vào điểm mạnh để tạo sự ấn tượng và bức ảnh tự nhiên hơn. Trong hình bên dưới, chiếc thuyền trắng nằm ở điểm mạnh góc trái, những đường dẫn vô hình đó sẽ dẫn mắt người xem vào chiếc thuyền. Khi chụp người, nên đặt đôi mắt của họ vào một điểm ảnh và họ nhìn vào camera.

B4i3B.jpg

Low tide by Andy Butler

3. Cách đặt đường chân trời trong ảnh phong cảnh?

ggvbh.jpg

Khi chụp ảnh phong cảnh, tỉ lệ này lại càng quan trọng. Nếu chủ thể bạn là bầu trời vì nó đẹp chẳng hạn, hãy đặt đường chân trời trùng với đường thấp nhất. Ngược lại, nếu chủ thể là cảnh ở dưới mặt đất thì hãy để đường chân trời trùng với đường cấp nhất. Bằng cách này, người xem sẽ tập trung hơn vào chủ thể mà bạn muốn nhấn mạnh là trời hay đất thay vì bạn đặt đường chân trời ở giữa khung hình hay méo đường chân trời.

4. Cân bằng ảnh theo đường chéo.

Tỉ lệ 1/3 tạo nên 9 ô vuông. Với việc sử dụng những ô vuông này, các bạn có thể cân bằng bố cục một bức ảnh bằng cách đặt chủ thể vào một góc của ô vuông và chủ thể thứ 2 vào ô vuông dối diện.

B43nY.jpg

Ví dụ: trong ảnh trên, chủ thể là người đàn ông ở bên phải và chủ thể thứ hai là cây cột nhô lên trên mặt nước. Bằng cách đặt chủ thể đối diện với nhau, cả cạnh phải và trái của ảnh sẽ được cân bằng và tạo nên một bố cục chắc hơn. Nó giúp cho ảnh thể hiện nội dung là: người đàn ông thì đang chỉ thẳng tay vào cây cột và điều này tăng cường sự kết nối cho cả hai.

B4eY1.jpg

Bức ảnh trên là một bức ảnh về một cậu con trai, được chụp tại cầu thang của một tòa nhà cao tầng nhìn xuống là một nhóm người khi họ đi qua. Những sự cân bằng của ảnh này dựa vào bố cục của nhóm người đi qua được đặt ở góc trên ở trái và đối diện, với cậu con trai ở góc dưới bên phải của khung ảnh.

Phá vỡ trong quy tắc:

Quy tắc về những tỉ lệ cũng chỉ là những sự hướng dẫn. Bạn phải tôn trọng những quy tắc này nhưng không có nghĩa lúc nào bạn cũng phải dựa theo nó. Ban đầu, các bạn sẽ học về những quy tắc cơ bản trong nhiếp ảnh, bạn có thể bị cấm phải phá vỡ chúng. Nhưng tuỳ hoàn cảnh, nếu các bạn thử không theo tỉ lệ 1/3, có thể các bạn sẽ sáng tạo nên một bố cục thú vị. Hãy thử chụp nhiều ảnh với vùng sáng, vùng tối và cách tạo hình và khung hình khác nhau. Với ảnh dưới đây, được chụp tại một hành lang ở một ngôi trường cũ. Khung hình vuông và những đường tỉ lệ khác đã tạo nên một bức ảnh thuyết phục.

B47mx.jpg

Ở bức ảnh kế tiếp, chụp một cậu con trai đang đi qua một con hẻm hẹp trên phố. Anh ấy đi vào trong con hẻm hẹp và tạo nên hai 2 vùng tối đối xứng xung quanh từ những toà nhà. Mình chọn đưa điểm nhấn vào giữa khung hình. Mặc dù những hình ảnh này không sử dụng đúng các nguyên tắc của 1/3 nhưng chúng vẫn ấn tượng bởi vì sự kết hợp các đường khác.

B4CtH.jpg

Photo by Andy Butler

Hy vọng với bài viết này bạn đọc có thể tự tin cầm điện thoại để bắt trọn những khoảnh khắc đẹp cuộc sống.

Số điện thoại liên hệ Boba.vn
Zalo Boba.vn
Facebook Boba.vn
Địa chỉ Boba.vn