Kiểm tra pha đèn: Với những chiếc đèn pin dùng pha thì pha đèn luôn có yếu tố quyết định về khả năng chiếu rộng và chiếu xa của đèn. Pha càng xa và rộng thì chứng tỏ khả năng gom ánh sáng của đèn khá tốt, ánh đèn phát ra cũng sẽ xa và giọt. Còn nếu pha càng nông và nhỏ thì đây chính là mẫu đèn pin cho ánh sáng lan tỏa và rộng. Pha trơn láng cho ánh sáng xa hơn, pha sần cho ánh sáng đều hơn trong khi pha nhựa là loại pha chỉ dùng cho những mẫu đèn rẻ tiền và chất lượng kém. Pha bằng hợp kim nhôm hay phủ bạc sẽ cho chất lượng chiếu sáng tốt hơn nhiều pha nhựa.
Với những chiếc đèn pin Zoom, đường kính của thấu kính sẽ là yếu tố bạn cần quan tâm. Đường kính của thấu kính sẽ cho khả năng quyết định việc chiếu rộng hay chiếu xa của đèn pin. Cụ thể, thấu kính to sẽ cho phép đèn chiếu rộng và xa tốt hơn bởi nó giúp tia sáng đi đến thấu kính nhiều hơn. Tuy nhiên thì những mẫu đèn có sử dụng thấu kính, một điều khá đáng tiếc là cơ cấu chuyển động zoom sẽ làm suy giảm khả năng chống nước của đèn và khiến đèn nhanh hỏng.
Bạn cần kiểm tra mạch điện tử của đèn pin bởi đây được coi là yếu tố cực quan trọng trong mỗi chiếc đèn. Những mạch điện tử thông minh thường có ở các mẫu đèn pin cao cấp là: báo mức sáng trên màn hình, báo điện áp, chuyển đổi chế độ sáng theo ý muốn,... Một mạch điện xịn thường có độ láng bóng và nhiều chi tiết mạ vàng hơn những mạch điện tử có chất lượng thông thường.
Cuối cùng, bên cạnh việc phân biệt chất lượng đèn pin chiếu sáng thì bạn cũng cần quan tâm đến bộ phận pin sạc. Một chiếc pin sạc có giá chỉ vài chục ngàn đồng chắc chắn sẽ có chất lượng kém hơn nhiều so với loại pin sạc có mức giá lên đến hàng trăm ngàn. Tuy nhiên thì bạn cũng cần lưu ý rằng có nhiều đơn vị tuy cung cấp pin sạc đèn pin kém chất lượng nhưng lại đội giá lên trời khiến các khách hàng bị mắc lừa. Cục sạc pin cũng là bộ phận rất khó để phân biệt bởi chúng ta chỉ có thể cảm nhận hiệu quả sử dụng của chúng. Tuy nhiên thì chúng tôi cũng sẽ gợi ý cho bạn rằng một cục sạc pin chất lượng cao sẽ có các linh kiện tinh xảo và chắc chắn, trong khi đó những cục sạc “dởm” thì ọp ẹp hơn hẳn bởi chỉ được làm từ nhựa tái chế nhiều lần.