Tuy nhiên nếu sử dụng máy đo huyết áp không đúng cách, bạn sẽ không nhận được kết quả như mong muốn, từ đó hiệu quả chữa trị và ngăn ngừa các căn bệnh sẽ rất thấp. Để có thể tự sử dụng đúng cách máy đo huyết áp tại nhà, bạn nên chú ý các điểm sau:
Chú ý tư thế chuẩn khi đo huyết áp
Khi đo, bệnh nhân cần chọn tư thế ngồi sao cho thoải mái nhất có thể. Tuyệt đối không đo huyết áp sau khi vận động như leo cầu thang, chạy nhảy,…hoặc khi quá no hoặc quá đói. Trước khi đo cần thư giãn khoảng 5 phút.
Xác định vị trí đo huyết áp chuẩn
Các vị trí chuẩn để đo huyết áp là ở bắp tay ở cổ tay, miễn là điểm cảm ứng trong băng quấn tay phải được nằm ngang mực tim. Lưu ý nếu đo ở bắp tay, bạn cần để cánh tay nằm ngửa trên mặt bàn. Điểm cảm ứng lúc này nằm trên nếp khuỷu tay khoảng 2cm là hợp lý. Còn nếu đo ở cổ tay, cần gập cánh tay một góc tương đương 45 độ để cổ tay đặt ngang tim. Trong đó, đo huyết áp ở bắp tay được đánh giá là có độ chính xác hơn.
Lưu ý các thao tác đo huyết áp
Trong quá trình đo, tuyệt đối không được cử động, ăn uống hay nói vì có thể gây sai kết quả.
Nếu đo lần đầu, bạn nên đo cả hai tay để xác định cánh tay với khuynh hướng có huyết áp cao hơn rồi tiến hành đo chuẩn lần nữa ở cánh tay đó.
Thời gian đo huyết áp lý tưởng là khoảng hai lần một ngày vào buổi sáng trước khi uống thuốc và buổi chiều sau khi ăn khoảng 1 tiếng.
Đừng quên quan sát kết quả đo huyết áo như nào?
Cần lưu ý cả hai trị số thu tâm và trương tâm, tức số lớn và số nhỏ. Ghi lại chúng để có thông tin đưa cho thầy thuốc – người trực tiếp khám chữa bệnh cho bạn.
Không nên mất bình tĩnh nếu thấy huyết áp trong ngày có sự dao động ít nhiều bởi trị số huyết áp có thể thay đổi theo nếp sinh hoạt và nhịp sinh học,…Nó thường có khuynh hướng cao hơn vào buổi sáng sớm hoặc buổi tối.
Máy đo huyết áp sắp hết pin có thể dẫn đến tình trạng sai lệch.