Cách đo huyết áp đúng chuẩn
Bạn nên đo huyết áp khi đang ngồi và đặt cả tay lên bàn. Cẳng tay bạn cần hơi gấp lại sao cho có cùng độ cao ngang tim. Từ từ kéo tay áo nhẹ nhàng lên trên để trần cánh tay. Các số đo huyết áp được tình bằng milimet thủy ngân (còn được gọi là mmHg). Trong đó:
- Số trên (huyết áp âm thu) chính là trị số huyết áp cao nhất trong quá trình tim co bóp.
- Số dưới (huyết áp âm trương) là trị số huyết áp thấp nhất trong quá trình tim nghỉ ngơi.
Để tiến hàng đo huyết áp, trước hết nhân viên y tế sẽ quấn quanh cánh tay bạn chiếc túi hơi của máy đo huyết áp. Vị trí túi hơi khi đặt đúng chuẩn sẽ là có mép dưới túi cách khuỷu tay trong khoảng 2,5 cm. Lúc này, nhân viên y tế có nhiệm vụ đo cho bạn sẽ tiến hành bắt mạch ở khuỷu tay rồi đặt ống nghe lên đó. Trong lúc nhân viên y tế nghe, tuyệt đối không được chạm túi hơi hoặc bất kỳ vật gì khác vào ống nghe bởi nếu như vây sẽ khiến cho việc nghe khi đo huyết áp bị ảnh hưởng, kết quả không chính xác. Nếu muốn đo huyết áp chính xác nhất, việc đặt ống nghe đúng vị trí là rất quan trọng.
Sau đó, nhân viên ý tế sẽ đóng van của bóng bơm cao su, tiến hành bóp thật nhanh và mạnh để bơm khí vào túi hơi. Thực hiện hành động này cho đến khi thấy mực thủy ngân hoặc áp lực trong kim đồng hồ vượt qua huyết áp tâm thu khoảng 30mmHg. Con số đó sẽ lên đến 210mmHg nếu bệnh nhân bị mắc bệnh cao huyết áp.
Cuối cùng, nhân viên y tế mở van từ từ cho đến khi áp lực bắt đầu giảm, chú ý lắng nghe đồng thời quan sát và ghi nhận giá trị trên cột thủy ngân hoặc kim đồng hồ (tùy từng loại máy đo huyết áp). Tiếng mạch đập đầu tiên chính là số trên (trị số huyết áp tâm thu). Thời điểm không còn nghe tiếng mạch đập nữa chính là lúc cho ra kết quả số dưới (trị số huyết áp tâm trương). Việc đo huyết áp có thể thực hiện nhiều hơn, 2 – 3 lần tùy trường hợp.
Đó là cách đo huyết áp truyền thống, còn với những chiếc máy đo huyết áp điện tử như hiện nay thì các thao tác như đặt ống nghe hay bóp bóng, xả van hơi,… máy sẽ tự động đo đạc và bạn sẽ không cần tiến hành các thao tác trên.